background preloader

VietNamNet

VietNamNet

http://vietnamnet.vn/

Tuổi Trẻ Online HOT NEWS - News updated 24 hours, news online, news of the day ... Một thế hệ đạo diễn đã xong! - TTVH Online Không phải đợi đến Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ hai vừa qua mà người ta mới nhận ra, nhưng nó là dấu chấm hết, khẳng định một thế hệ đạo diễn đã đi qua. Họ là những người đã có tên tuổi, từng đem lại những thành công, góp phần tạo nên diện mạo của nền điện ảnh Việt. Và họ đã xong nhiệm vụ! Đừng đòi hỏi ở họ nữa khi tư duy họ đã bắt đầu cạn kiệt sáng tạo và nếu muốn làm mới tư duy, chỉ một cách là tìm một Hoa Đà tái thế mổ não họ để thay não mới. Minh chứng rõ nhất là Lê Hoàng. Anh là đạo diễn giàu cá tính ở VN, từng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có ít nhiều thành công như “Ai xuôi vạn lý”, “Lưỡi dao”, “Chiếc chìa khóa vàng” và đặc biệt thành công mở đầu cho những phim VN ăn khách thị trường như “Gái nhảy”, “Lọ lem hè phố”, sau này là “Nữ tướng cướp”.

Mất 5 ngón chân vì ngâm vào nước ấm Theo bác sĩ Lưu Đức Thọ, Khoa ngoại chấn thương bỏng, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, bệnh nhi Tăng Thị Cói (5 tuổi, dân tộc Dao, trú tại bản Suốt Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát nhập viện trong tình trạng bị bỏng, dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ năm ngón chân bên trái. Các bác sỹ đang kiểm tra vết thương của cháu Cói. Được biết, bệnh nhi Cói nhập viện từ ngày 1/1 trong tình trạng hai bàn chân tím thẫm, sốt, đau nhức, xuất hiện phỏng nước, có biểu hiện hoại tử tím đen các ngón chân bên trái. Theo bác sĩ Thọ cho biết, khi bàn chân của cháu Cói quá lạnh cóng, lại ngâm vào nước ấm ngay, làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, dẫn đến hiện tượng đóng vón protein, gây bỏng, rồi nhiều ngày sau bị hoại tử các ngón chân. Bố mẹ cháu Cói cho biết, trước đó vào đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua, cháu Cói thường để chân trần đi chơi, khi về, thấy bàn chân con quá lạnh, người thân liền cho cháu Cói ngâm hai bàn chân vào chậu nước ấm (khoảng 40 độ C).

ANTĐ - Báo điện tử An Ninh Thủ Đô Định lượng “nhạy cảm”! - Blog (Dân trí) - “Cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhạy cảm”, đó là kiến nghị của Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Đỗ Quý Doãn tại Hội nghị toàn quốc về công tác tuyên giáo ngày 9/1 tại Hà Nội. Lâu nay, hai chữ “nhạy cảm” được sử dụng khá nhiều, nhất là liên quan đến phát ngôn hay chuyện viết báo, viết văn. Đụng đến chuyện gì cũng nghĩ đến có thể vấn đề này “nhạy cảm”, vấn đề kia rất “nhạy cảm”.

'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa' Chiều 13/3, hàng nghìn sinh viên đã đến tham dự buổi nói chuyện của GS Ngô Bảo Châu về chủ đề "Phương pháp học tập". Ngồi dưới hàng ghế khách mời, Chủ tịch quỹ Hòa bình quốc tế, đại diện các đại sứ quán tại Việt Nam, bố mẹ và những thầy giáo cũ của giáo sư Ngô Bảo Châu đều chăm chú lắng nghe. Mở đầu bài giảng, GS Châu cho biết, anh hay được các em sinh viên hỏi về bí quyết học tập, và thường trả lời rằng không có bí quyết gì, quan trọng là niềm say mê. Quốc gia xuất khẩu gạo, sao để trẻ thiếu ăn? - Blog Trong khi, khắp nơi đang chuẩn bị đón tết Nguyên đán với nhiều lo toan lẫn háo hức thì thông tin về các em học trò miền núi thiếu áo, đói cơm là sự nhức nhối với bất cứ những ai có trách nhiệm Tại một hội nghị gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải xót xa rằng: “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?” Một câu hỏi thật nhức nhối, Việt là quốc gia xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, nhưng còn có nhiều nơi dân mình không có gạo để ăn, tội nghiệp nhất là trẻ em. Chúng ta không thiếu gạo, vậy thì chúng ta thiếu gì? Câu trả lời sòng phẳng và chính xác nhất là thiếu trách nhiệm. Xin dẫn lời của TS Nguyễn Hữu Nguyên (Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam): “Chúng ta đang là nước xuất khẩu gạo tầm cỡ.

Sinh viên Việt Nam cùng tìm hiểu về thế giới việc làm ở Pháp - Du học - Du Học (Dân trí) - Buổi Tọa đàm “Hướng nghiệp và Cơ hội việc làm” do Hội SVVN tại Lyon (UEVL) tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên về thông tin hướng nghiệp; đồng thời thắt chặt tình đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cộng đồng DHS nói riêng và người Việt ở nước ngoài nói chung. Mục tiêu của buổi tọa đàm được tổ chức lần thứ 4 này là cung cấp những hiểu biết về đặc thù một số công việc trong tương lại, tạo cơ hội tìm việc làm và xây dựng mạng lưới nghề nghiệp nghiệp cho sinh viên. Đây là cơ hội để các bạn trẻ gặp gỡ, giao lưu, học hỏi trải nghiệm một cách trực tiếp với các chuyên gia và kỹ sư người Pháp, cũng như người Việt có thâm niên công tác trong môi trường làm việc ở Pháp. Chương trình đã dành được sự quan tâm và góp mặt của Ngài Thị trưởng quận 6 Jean-Jacques David; của Ngài Emmanuel LOUVET, Giám đốc nhà máy Fichet Bauche; của Ông Phạm Bá Tùng, trưởng phòng nghiên cứu Carrier S.A.S; của Ông François GUILLEMOT, kỹ sư CNRS. Hà Nhiên Ảnh: Tuấn Hoàng

Bảo vệ thành công cuộc đấu trí lịch sử - Xã hội Đóng góp vào thành công đó có những hoạt động thầm lặng nhưng quan trọng của lực lượng công an trong công tác bảo vệ an ninh cho phái đoàn nước ta gần 5 năm trên đất khách. Bảo đảm an toàn bí mật các tài liệu Nguyên Đại tá, Trưởng phòng Hậu cần Bộ Công an, nguyên thành viên Đội bảo vệ Đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam, ông Trần Hữu Diệt (1932), hiện tham gia Ban hưu trí đội cảnh vệ, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ hồi tưởng lại những năm tháng huy hoàng đó: Lực lượng Cảnh vệ lúc đó do Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh cảnh vệ của công an nhân dân Việt Nam phụ trách trực tiếp. Mỗi cán bộ chiến sỹ đều nhận thức đây là một nhiệm vụ rất nặng nề, cũng là một vinh dự lớn lao mà Đảng và nhân dân tin cậy giao phó, ai nấy đều tâm niệm làm hết sức mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thành tích này sau đó đã được đồng chí Lê Đức Thọ biểu dương toàn đoàn.

Chấn chỉnh tình trạng liên thông, đảm bảo quyền lợi người học Chất lượng kém do quản lý chưa chặt GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: “Liên thông là hình thức đào tạo để tạo cơ hội cho mọi người dân có thể học tập suốt đời. Liên thông ở Việt Nam trong thời gian vừa qua kém chất lượng và mất uy tín là do các trường lợi dụng tăng chỉ tiêu kiếm lợi nhuận cho trường dẫn đến thương mại hóa giáo dục. Dẫn đến tình trạng này là Bộ GD-ĐT quản lý lỏng lẻo.

Đại sứ Pháp trả lời phỏng vấn trực tuyến VnExpress Đại sứ Poirier nhận nhiệm sở tại Hà Nội cuối năm ngoái. Ông từng có thời gian làm tổng lãnh sự Pháp tại TPHCM và vì thế có rất nhiều trải nghiệm ở Việt Nam, Ông nói thành thạo tiếng Việt, hiểu biết sâu rộng về văn hóa Việt Nam, trong đó có ẩm thực. Ông từng nói rất khâm phục món quốc hồn quốc túy phở bò của Việt Nam, bởi nó thực sự phong phú về hương vị. Ưu tiên hàng đầu của Đại sứ Poirier sẽ là tăng cường mối quan hệ gắn bó vốn có giữa Việt Nam và Pháp, đặc biệt khi hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trẻ chơi trò… “vợ chồng” - Tình yêu - Giới tính Trả lời những câu hỏi của học sinh về giới tính là một trong những trách nhiệm mà thầy cô cảm thấy khó thực hiện nhất. Tất cả chúng ta đều biết giáo dục giới tính cho trẻ rất quan trọng, việc này giúp trẻ xây dựng khuynh hướng đúng đắn về giới và ít tò mò hơn. Bắt đầu từ ba tuổi, trẻ đã có nhận biết về mình và trí tưởng tượng luôn thôi thúc trẻ khám phá cái mới. Lên tiểu học, sự phát triển tâm sinh lý và ham muốn khám phá càng tăng lên. Chính lúc này, thái độ, hành vi của người lớn ảnh hưởng đến trẻ rất nhanh chóng.

Lớp VIP trong trường công: Sự phân hóa sâu sắc Dự thảo của Bộ GD-ĐT cho phép thu học phí cao đối với mô hình dịch vụ giáo dục chất lượng cao khiến dư luận lo ngại sẽ xảy ra tình trạng lớp tư trong trường công, tạo sự phân hóa lớn giữa các học sinh. “Ốc đảo” sang trọng Cách thức điều hành của không ít trường hiện theo kiểu phụ huynh nào mạnh chi thì có thể sắm đủ thứ cho lớp học của con mình, biến lớp học của trường công thành riêng của con nhà giàu, gây ra sự phân hóa phản cảm trong môi trường giáo dục.Trường tiểu học Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) gây bất bình trong dư luận khi cho phép phụ huynh của 2 lớp 1A và 1B biến lớp học của con mình trở thành lớp… đặc biệt dành cho con nhà giàu, bất chấp những lớp xung quanh vẫn học ở những phòng học cũ kỹ với các phương tiện dạy học nghèo nàn. Theo bảng chi phí đầu tư xây dựng lớp 1A của ban đại diện hội phụ huynh học sinh (HS), riêng hệ thống bảng tương tác của lớp này đã mất gần 168 triệu đồng. Phục vụ chỉ một nhóm nhỏ Theo TNO

Related:  Soft skills